Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Năm bước để liên kết bộ phận tiếp thị với bộ phận kinh doanh

Trong thị trường B2B, chúng ta phải tạo cho mình một kế hoạch thật cụ thể và linh động để tìm kiếm và làm cho khách hàng biết đến sản phẩm của mình. Tuy nhiên 2 quá trình này có thể thực hiện tại 2 bộ phận khác nhau, bộ phận tiếp thị cố gắng để khách hàng biết đến sản phẩm của mình thông qua các hoạt động truyền thông, còn quá trình bán hàng lại được thực hiện theo một cách khác do phòng bán hàng tự hoạch định ra cho mình.


Sự không thống nhất này đôi khi khiến sản phẩm không thể hiện đúng như những gì các doanh nghiệp mong muốn. Dưới đây là năm bước có thể giúp cho 2 bộ phận trên có thể tương tác với nhau một cách dễ dàng.

Rối loạn đặc điểm nhận dạng các nhà thiết kế bao bì

Những thay đổi to lớn đã ảnh hưởng đến nghề thiết kế bao bì trong hơn 10 năm qua. Thực thế dễ nhận thấy nhất đó là những người hoạt động trong lãnh vực thiết kế bao bì không thể hiện họ như một nhà thiết kế bao bì nữa. Họ cảm thấy việc thể hiện mình một nhà thiết kế bao bì quá giới hạn và khách hàng tìm kiếm kinh nghiệm marketing ở một phạm vi rộng lớn, hơn hẳn những gì một nhà thiết kế bao bì có. Như một kết quả, hầu hết các nhà thiết kế bao bì đều muốn được gọi là nhà tư vấn thương hiệu


Nhưng tôi tự hỏi: Yếu tố nhận dạng này thể hiện được điều gì mà đúng ra các nhà thiết kế bao bì đang làm? Thậm chí có, thì sự thay đổi này có phải sẽ có lợi cho tất cả các nhà thiết kế bao bì?

Narrow branding - thực hiện một tầm nhìn hẹp

Phần lớn các thương hiệu tiêu dùng là các thương hiệu có quy mô ở tầm trung. Tuy nhiên, họ thường xuyên cố gắng thực hiện các “hành động lớn” theo công thức marketing của các thương hiệu lớn với nguồn vốn gấp mấy lần họ.

Các thương hiệu có quy mô vừa phải thường xa vào các chiến dịch truyền thông đại chúng, bởi vì họ được mách bảo rằng mức độ chia sẻ tiếng nói càng cao thì doanh thu càng cao. Tuy nhiên, chính vì thế mà họ phải chạy đua với tất các các công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo, một cuộc chiến mà chỉ những thương hiệu lớn nhất, còn với những thương hiệu khác tỷ lệ thành công là rất thấp.

Mười lý do cho việc đánh giá lại chiến lược marketing trong xây dựng thương hiệu

Việc đánh giá lại để đảm bảo sự hợp lý có thể là một công cụ đầy sức mạnh tác động đến sự thay đổi trong các tổ chức và thương hiệu. Chúng cần được lên kế hoạch cẩn thận, thận trọng và cần có kinh nghiệm, nhưng rõ ràng chúng có thể giúp thương hiệu và tổ chức của bạn tiến lên một cấp độ mới. Chúng đặc biệt quan trọng đối với những nhà quản lý – những người có trách nhiệm tạo ra, xây dựng và duy trì thương hiệu.


Cân nhắc lại chiến lược marketing – một số lý do chính

1. Để xác nhận lại toàn bộ các vấn đề về thương hiệu và chiến lược trong quản lý.

Các thị trường được đáp ứng bởi hầu hết tất cả các tổ chức đang thay đổi với tốc độ bất thường. Trong khi đó tuyên ngôn sứ mạng, tầm nhìn và toàn bộ định vị thương hiệu của bạn có thể là được thiết kế cho những điều kiện dài hạn. Điều này là mấu chốt khiến bạn cần xem lại và xác nhận lại thương hiệu, chiến lược của mình. Những thay đổi về công nghệ, hoạt động cạnh tranh, kinh tế thế giới và một vài vấn đề khác có thể đòi hỏi bạn phải thay đổi định vị thương hiệu. Tối thiểu thì chiến lược hoạt động trong ngắn hạn cần phải được xem lại và phải được điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi thực tế. Và, vẫn có nhiều công ty lớn không có tuyên ngôn định vị chính thức được xác định cho tương lại – xem xét lại là một ý tưởng không tệ.

Quản lí thương hiệu ở tầm vĩ mô. Bạn hiểu sao ?

Trước đây khi nói đến thương hiệu, người ta chỉ nghĩ đến tên tuổi các sản phẩm tiêu dùng do phòng Marketing quản lí. Giờ đây thương hiệu còn bao hàm cả dịch vụ được hỗ trợ từ rất nhiều phòng ban.

Mặc dù ở công ty, thương hiệu chiếm giữ phần lớn giá trị, song nó thường là bộ phận bị quản lí tồi nhất.

Trải qua hai thập kỉ, nhiệm vụ của ban quản lí thương hiệu đã hoàn toàn thay đổi. Hai mươi năm trước, hầu hết các thương hiệu chỉ nhắm vào người tiêu dùng và cho đến nay những thương hiệu kinh điển như Marlboro, Pampers và Nevea cũng vẫn thế. Tuy nhiên những thương hiệu tập đoàn như IBM, Ford và Nestlé lại đang cùng lúc nhắm đến nhiều đối tượng liên quan khác nhau như những nhân viên, cổ đông, nhà phân phối, các đối tác cũng như khách hàng.

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Thiết kế brochure là giải pháp hoàn hảo để đưa sản phẩm

Là doanh nghiệp bạn luôn cố gắng ở mức cao nhất để đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến được với khách hàng. Catalogue là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề đó. Catalogue giúp bạn cung cấp những thông tin về sản phẩm dịch vụ của mình tới khách hàng một cách trực quan và sinh động. Giúp tạo sự quan tâm và phản hồi từ khách hàng.

Một Catalogue được thiết kế tốt không chỉ đơn thuần là các hình ảnh đồ họa thông thường, mà hơn thế nữa, nó mang theo các thông điệp tiềm ẩn mà bạn muốn nhắn gởi đến khách hàng của mình. Đây là nhân tố quan trọng trong việc tạo ấn tượng đầu tiên cho khách hàng về tính chuyên nghiệp và sự uy tín của công ty.

Thiết kế Profile, thiết kế hồ sơ năng lực doanh nghiệp

Thiết kế Profile, thiết kế hồ sơ năng lực doanh nghiệp là một giải pháp quảng bá sức mạnh của doanh nghiệp. Thông qua cuốn Profile khách hàng có thể đánh giá được năng lực của công ty bạn và ảnh hưởng lớn tới quyết định việc lựa chọn công ty bạn làm đối tác.

Để cuốn Profile thực sự có được sức mạnh bạn cần thiết kế profile chuyên nghiệp, thể thiện được tầm vóc doanh nghiệp, quy mô ngành nghề kinh doanh cũng như các công trình, dự án lớn mà công ty bạn đã thực hiện.